Nắm được canh ba là mấy giờ sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc người xưa tính giờ theo canh, theo 12 con giáp như thế nào. Canh ba là khoảng thời gian tính từ 23 giờ đêm hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau, được coi là thời điểm quan trọng trong một số nghi lễ tâm linh.
1. Canh giờ là gì?
Bạn cần biết về khái niệm canh giờ là gì trước khi khám phá xem canh ba là mấy giờ. Canh giờ được biết đến là một cách tính thời gian truyền thống của người Việt xưa, dựa trên hệ thống phân chia ngày đêm thành các khoảng thời gian cố định. Trong hệ thống này, một ngày đêm được chia thành 12 canh, mỗi canh tương ứng với khoảng thời gian là 2 giờ theo các tính giờ hiện đại.
Hệ thống này dựa trên sự vận hành của Trái Đất và Mặt Trời và có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được áp dụng nhiều ở quốc gia Đông Á, trong đó gồm có cả Việt Nam.
Như vậy, theo các tính canh giờ của người xưa sẽ có 5 canh giờ cụ thể như sau:
- Canh 1: Từ 19 giờ tối đến 21 giờ.
- Canh 2: Từ 21 giờ đến 23 giờ cùng ngày.
- Canh 3: Từ 23 giờ ngày hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau.
- Canh 4: Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng.
- Canh 5: Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng.
2. Canh ba là mấy giờ?
Canh ba trong hệ thống đo lường thời gian truyền thống của người Việt xưa là khoảng thời gian từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng theo giờ hiện đại. Một ngày đêm được chia thành 12 canh, mỗi canh sẽ kéo dài 2 giờ.
Sau khi đã biết canh ba là mấy giờ, có thể thấy đây là khoảng thời gian trước nửa đêm và cũng là thời điểm quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như một số nghi lễ tâm linh của người Việt xưa. Canh ba được xem là thời điểm tĩnh lặng nhất trong đêm nên thường được gắn với các hình ảnh ma mị, huyền bí. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà con người cần được ngủ sâu để cơ thể phục hồi và tái tạo lại năng lượng.
3. Tổ tiên dạy ''Canh ba chớ tham dục'' nghĩa là gì?
Theo tìm hiểu canh ba là mấy giờ, có thể thấy đây là thời điểm từ 23 giờ đến 1 giờ sáng ở thời xưa. Đây là thời gian để cơ thể tự nhiên tiết melatonin - hormone giúp con người đi vào giấc ngủ ngon. Đồng thời gan cũng hoạt động mạnh mẽ để loại bỏ các chất độc hại. Vậy nên vào khoảng thời gian này, nếu không ngủ đủ giấc có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình thải độc này.
Còn đối với tổ tiên xưa lại có câu ‘’Canh ba chớ tham dục vọng’’, đây là một lời cảnh báo quan trọng về chăm sóc sức khỏe và có thói quen sinh hoạt đúng đắn hơn.
‘’Tham dục’’ ở đây có ý nghĩa là lối sống về đêm. Như đã nói ở trên, canh ba là thời điểm bạn nên nghỉ ngơi để bổ sung năng lượng giúp cơ thể thực hiện quá trình tái tạo. Tuy nhiên nếu có các hoạt động về đêm có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Đồng thời, hoạt động tình dục vào khoảng thời gian này cũng sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và quan trọng là nên cân nhắc để không làm quá sức khiến cơ thể mệt mỏi sau một ngày dài làm việc. Việc không tiết chế hoạt động này trong thời gian dài có thể khiến cho thận bị áp lực, tổn hại đến sức khỏe của thận. Khi đó tuổi thọ của con người cũng vì thế mà bị rút ngắn đi.
Vậy nên, đây là một lời khuyên của người xưa để con người duy trì lối sống cân bằng giúp bảo vệ sức khỏe.
4. Bảng canh giờ hoàn hảo nhất
Ngày nay, canh giờ là kiểu tính thời gian ít được sử dụng, hầu như chỉ xuất hiện trong phong thủy hoặc đối với những người lớn tuổi. Để biết chính xác về khoảng thời gian canh ba là mấy giờ, bạn có thể tham khảo về bảng canh giờ hoàn hảo nhất dưới đây:
- Canh 1: Bắt đầu từ 19 giờ tối đến 21 giờ tối (giờ Tuất)
- Canh 2: Từ 21 giờ tối đến 23 giờ đêm (giờ Hợi)
- Canh 3: Từ 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng ngày tiếp theo (giờ Tý)
- Canh 4: Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng (giờ Sửu)
- Canh 5: Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng (giờ Dần)
- Tanh canh: 5 giờ sáng
5. Bảng canh giờ theo 12 con giáp
Chắc hẳn sau khi đã đọc những thông tin về canh ba là mấy giờ, bạn sẽ thắc mắc về việc tính giờ theo ‘’giờ Tuất, giờ Hợi, giờ Mão,...Đây là cách tính giờ theo 12 con giáp dựa trên lịch truyền thống, một ngày chia ra thành 12 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với một con giáp (Tý - Sửu - Dần - Mão - Thìn - Tỵ - Ngọ - Mùi - Thân - Dậu - Tuất - Hợi).
Mỗi khoảng thời gian này cũng kéo dài 2 tiếng. Hệ thống này không chỉ dùng để đo lường về thời gian mà còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy, chiêm tinh và dự báo đời sống văn hóa, tâm linh của người Á Đông xưa.
Cụ thể các khung giờ tính theo 12 con giáp như sau:
- Giờ Tý: Từ 11 giờ tối ngày hôm trước đến 1 giờ sáng ngày hôm sau.
- Giờ Sửu: Từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng
- Giờ Dần: Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng
- Giờ Mão: Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng
- Giờ Thìn: Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng
- Giờ Tỵ: Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng
- Giờ Ngọ: Từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa
- Giờ Mùi: Từ 1 giờ trưa đến 3 giờ chiều
- Giờ Thân: Từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều
- Giờ Dậu: Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối
- Giờ Tuất: Từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối
- Giờ Hợi: Từ 9 giờ đêm đến 11 giờ đêm
6. Tại sao canh giờ, giờ theo tuổi lại bắt đầu từ 23 giờ tối chứ không phải từ 00h?
Một số người quan tâm đến tâm linh, phong thủy không chỉ thắc mắc canh ba là mấy giờ mà còn có thể chưa biết tại sao canh giờ, giờ theo tuổi lại bắt đầu từ 23 giờ tối chứ không phải 00 giờ. Theo lịch Can chi (lịch âm) có nguồn gốc từ Trung Hoa khi chuyển sang múi giờ quốc tế GMT (Greenwich Mean Time) sẽ có sự điều chỉnh. Cụ thể, tùy thuộc vào múi giờ của mỗi quốc gia trên thế giới mà giờ được xác định theo lịch âm sẽ được đặt theo từng quy định riêng.
Chẳng hạn: Trung Quốc có múi giờ UTC +8:00 tức là nhanh hơn múi giờ quốc tế 8 tiếng.
Còn tại Việt Nam, múi giờ chuẩn GMT là UTC + 7:00 tức là khung giờ ở Việt Nam chậm hơn khung giờ Trung Quốc 1 tiếng. Điều này sẽ dẫn đến giờ Âm lịch của nước ta cũng phải lùi đi 1 tiếng mới khớp được với giờ Âm lịch của Trung Quốc. Nếu tính từ 00h, lịch Can Chi của Việt Nam sẽ nhanh hơn so với giờ chuẩn 1 tiếng.
7. Các công cụ dùng để tính thời gian trong thời xưa
Không chỉ thắc mắc về canh ba là mấy giờ, nhiều người còn tò mò về việc người xưa đã dùng những công cụ gì để tính toán giờ giấc chuẩn cho việc sinh hoạt. Theo tìm hiểu thì, người xưa thường dùng các công cụ đơn giản như khuê biểu, nhật quỹ, lâu khắc, tuần hương,...
3.1. Khuê biểu (dụng cụ đo bóng nắng)
Khuê biểu là công cụ sử dụng để đo bóng mặt trời nhằm xác định thời gian. Thiết bị này gồm có hai bộ phận: thanh thước đồng nằm ngang gọi là “khuê” và thanh đồng thẳng đứng gọi là “biểu”.
Khi sử dụng, người ta sẽ đặt khuê nằm ở hướng Đông - Tây còn biểu đặt vuông góc với khuê và hướng về phương Nam. Khi mặt trời mọc, bóng của biểu sẽ rơi xuống khuê. Nhờ vào việc đo chiều dài bóng, người ta có thể xác định được thời gian trong ngày. Bên cạnh đó, việc quan sát sự thay đổi chiều dài bóng trong cả năm còn giúp họ biết được thời tiết các mùa.
3.2. Nhật quỹ (đồng hồ mặt trời)
Nhật quỹ còn được gọi với tên khác là “nhật quy”, đây là một dụng cụ thông minh của người Việt xưa dùng để đo thời gian dựa trên việc quan sát bóng mặt trời. Thiết bị bao gồm một kim quỹ đặt vuông góc với đĩa bàn, trên đĩa có khắc 24 vạch chia đều tương ứng 24 giờ trong ngày. Khi mặt trời mọc, bóng của kim quỹ sẽ di chuyển dần theo chiều quay của trái đất và trỏ vào các vạch giờ trên đĩa. Như vậy, thông qua vị trí bóng kim so với các khắc, người xưa có thể xác định được thời gian chính xác trong ngày mà không cần đến đồng hồ.
3.3. Lâu khắc (đồng hồ nước)
Lâu khắc là một thiết bị đo nước độc đáo, hoạt động dựa trên nguyên lý chảy của nước để xác định thời gian. Cấu tạo của lâu khắc gồm hai bộ phận chính là bầu nhỏ chứa nước và bầu lớn để hứng nước. Bầu nhỏ được chia thành 2-4 tầng, mỗi tầng có lỗ nhỏ để nhỏ giọt nước xuống dưới theo thời gian.
Bầu lớn có khắc 100 vạch số và mũi tên thẳng đứng bên trong. Khi nước chảy vào bầu lớn, mực nước dâng lên và chỉ vào các vạch số trên mũi tên, cho biết thời gian đã trôi qua. Một ngày đêm được chia thành 100 khắc, mỗi khắc tương đương khoảng 14 phút ngày nay.
3.4. Tuần trà, tuần hương
Nếu tìm hiểu sâu hơn về canh giờ là gì, bạn có thể thấy xuất hiện những cụm từ “một tuần trà”, “một tuần hương”. Theo đó, cả hai đều là những cách gọi mang tính ước lượng thời gian. Cụ thể, "một tuần trà" được hiểu là khoảng thời gian để uống hết một tách trà, khoảng 10-15 phút. Trong khi đó, "một tuần hương" lấy nguồn gốc từ thời gian đốt một nén hương của các nhà sư thiền xưa kia. Do tiêu chuẩn làm nén hương thủ công thời đó là phải đốt hết trong nửa giờ nên một tuần hương tương đương với một giờ đồng hồ ngày nay.
Biết được canh ba là mấy giờ giúp bạn hiểu hơn về quan niệm thời gian, cách thức và quan niệm sống của người. Qua đó cũng gợi mở thêm cho bạn về một phần bản sắc văn hóa Việt Nam.